Nội dung
Cách nuôi gà chọi mau lớn, đá hay, bách chiến bách thắng
Cách nuôi gà chọi mau lớn, đá hay, bách chiến bách thắng. Gà chọi đá muốn lực lưỡng và chiến đấu tối phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi của chủ nhân. Để có một chú chiến kê xuất sắc từ ngoại hình đến sức khỏe thì kỹ thuật chăm sóc phải tuân theo nguyên tắc và chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Trong bài viết này, gadathomo sẽ chia sẻ tới anh em đam mê gà đá cách nuôi gà chọi mau lớn, đá khỏe.
Để nuôi gà chọi đá hiệu quả sư kê phải biết cách chọn từ gà chọi giống đến trang bị chuồng trại đến thức ăn, nước uống, chế độ chăm sóc, đặc biệt là chế độ luyện tập.
Cách nuôi gà chọi với chế độ dinh dưỡng
Yếu tố quan tâm hàng đầu trong cách nuôi gà chọi chính là chế dộ dinh dưỡng. Để gà chọi con nhanh lớn và gà trưởng thành khỏe mạnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Gà chọi con
Cách nuôi gà chọi con mới nở có vẻ hơi khó khăn với người mới. Bởi với gà chọi con mới nở, hệ tiêu hóa còn chưa ổn định thì người nuôi cần điều chỉnh nguồn thức ăn cho phù hợp.
Cách nuôi gà chọi con cho ăn rất phức tạp. Gà từ 1 tuần trở xuống nên cho ăn cám ngô, hạt tấm, cám gà hạt nhỏ. Rau xanh băm nhuyễn cũng cần được bổ sung trong giai đoạn này. Các cữ ăn được chia làm nhiều lần trong ngày để kích thích gà ăn nhiều. Tuyệt đối không cho gà con dưới 1 tuần tuổi ăn cơm. Vì cơm dễ gây bết dính đít, ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi sau này.
Với gà từ 2 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi, cho ăn gạo nấu cùng thịt và rau xanh băm nhuyễn. Bên cạnh đó, cho gà con ăn thêm châu chấu, thịt cá nấu chín. Nên cho gà ăn làm 3 – 4 bữa/ngày. Giai đoạn từ tuần thứ 3 trở đi không nên cho gà ăn cám công nghiệp.
Sau 1.5 tháng, có thể bổ sung cho gà chọi thêm ngô, ếch, nhái, lươn, lòng đỏ trứng, giun dế, động vật thủy sinh.
Gà đá trưởng thành
Với gà đá trưởng thành (từ 6 tháng) cần chất dinh dưỡng nhiều hơn gà chọi con. Chính bởi vậy mà thóc sẽ được chủ nhân ngâm để mọc mầm cho gà chọi ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung mồi bằng chất tanh cho gà. Phải kể đến nhiều nhất là thịt lợn, thịt bò đến các loại bò sát như rắn, thằn lằn. Các thức ăn này nên được bổ sung vào buổi trưa để đảm bảo gà trưởng thành có thời gian tiêu hóa.
Ngoài ra, rau xanh cũng cần được tăng cường trong khẩu phần ăn của gà đá trưởng thành. Các loại rau như: rau muống, các loại bí, cà chua, dưa hấu… nên được cắt nhỏ. Gà ăn sẽ không bị xót ruột. Bên cạnh đó, bổ sung thêm vitamin và canxi từ thực phẩm chức năng cũng là cách nhiều chủ kê sử dụng để tăng sức đề kháng cho gà.
Cách nuôi gà chọi trong chế độ luyện tập
Song hành cùng chế độ dinh dưỡng, để nuôi gà chọi nhanh lớn, khỏe mạnh cần đảm bảo quá trình luyện tạp thường xuyên dẻo dai. Đây cũng là quá trình giúp rèn cho gà sức khỏe và bản lĩnh trên đấu trường.
Trong cách nuôi gà chọi đá chuẩn, tập vần hơi cho gà được các chủ kê truyền tai nhau là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Thường 1 buổi vần hơi khoảng 3 – 5 hồ chơi. Gà đá chọi một tháng nen chơi 2 – 3 lần vần đòn. Chú ý trong quá trình tập vần phải bọc cựa cần thận.
Bài tập vần hơi, vần đòn sẽ giúp gà đá dạn đòn hơn, quen với chịu đau và giúp tăng cường thể lực tốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại dụng cụ chuyên dụng để gà đá chạy bộ. Đây là cách tăng cường các bó cơ chân, cơ đùi tốt.
Chế độ chăm sóc gà chọi đá
Cách nuôi gà chọi rất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Từ chủ kê từ ăn uống, luyện tập đến chăm sóc gà chọi cũng cần quan sát kỹ càng vừa để gà khỏe mạnh, vừa để phát hiện được những bệnh thường thấy ở gà nhanh nhất. Từ đó, có phương pháp xử lý bệnh tốt.
Nên cho gà tắm nắng sớm
Tắm nắng vào buổi sáng sớm giúp gà tổng hợp vitamin D. Đây là việc làm giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể chiến kê. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không để gà dưới sương đêm. Gà sẽ dễ mắc bệnh về hệ hô hấp như: hen, khó thở.
Hướng dẫn om bóp gà bằng bài thuốc dân gian
Người ta mách nhau rằng sử dụng các bài thuốc dân gian như: nước nghệ ấm, quế và rượu ngâm om bóp gà mỗi buổi sáng sớm sẽ rất hiệu quả. Làm thường xuyên sẽ giúp da gà đỏ hơn, dày hơn và còn bảo đảm gà không bị mốc. (Mốc là 1 bệnh ngoài da của gà chọi)
Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng
Chuồng trại luôn sạch sẽ giúp gà phòng tránh nhiều bệnh. Nhiệt độ chuồng nuôi luôn ở mức ổn định, không được thay đổi đột ngột. Mùa hè thì mát mẻ, mùa đong ấm áp là ổn định nhất. Bạn có thể bổ sung thêm hệ thống phun nước hoặc đèn sưởi cho chuồng trại cũng là cách nuôi gà chọi khỏe mạnh hiệu quả.
Lời kết: Với những tips đơn giản này, hi vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để nuôi gà chọi nhanh lớn và chăm sóc gà đá khỏe mạnh, hiệu quả. Anh em có thể vào mục cách nuôi gà đá để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về bộ môn này nhé!