Nội dung
Cách nuôi gà chọi có thể lực tốt đơn giản, hiệu quả nhất
Cách nuôi gà chọi có thể lực tốt đơn giản, hiệu quả nhất. Để gà chọi có thể lực tốt, săn chắc bên cạnh chế độ ăn uống còn là chế độ luyện tập mỗi ngày. Đối với gà trưởng thành, muốn tăng cho gà cơ bắp phải tuân thủ chế độ luyện tập, om chườm đầy đủ. Hôm nay, gadathomo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nuôi gà chọi có thể lực tốt. Với 4 phương pháp rèn luyện thể lực, bền sức, dai sức trong khi đấu chọi, ra đòn mạnh chắc nhé!
Phương pháp cho gà chọi chạy lồng
Cho gà chạy lồng là phương pháp huấn luyện gà đá chọi hiệu quả được nhiều sư kê sử dụng. Phương pháp này giúp tăng cơ và sức bền cho gà. Đây là điều mà cực kì cần thiết trong thi đấu. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp giúp duy trì thể lực và sức khỏe mỗi ngày.
Việc cho gà chạy lồng 15 – 20 phút mỗi sáng còn giúp gà tránh được những bệnh thường gặp. Đây là cách được nhiều anh em trong giới áp dụng cho huấn luyện gà đá cựa sắt thực hiện rất hay và hiệu quả. Trong quá trình huấn luyện có thể tăng cường độ luyện tập bằng cách tăng thời gian chạy cho gà.
Cách cho gà chọi quần mái
Cho gà chọi quần mái vừa là cách giúp gà xả stress, giúp gà nghỉ ngơi. Đây là cũng là hoạt động giúp gà có thể lực tốt. Bạn nên cho gà trống quần mái vào lúc tầm xế trưa hoặc xế chiều . Tức là khoảng từ 8-10h sáng hoặc từ 15-17h chiều. Ngày bạn nên cho quần mái 2 lần, mỗi lần 10 phút.
Với cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một con gà mái tơ chịu trống, thả trong khuôn viên kín chừng 10m² là hợp lý. Bạn có thể sử dụng thêm các loại phụ trợ giúp bay nhảy càng tốt. Luyện tập thả gà quần mái bạn cần chú ý quan sát, chỉ cho gà trống ve vãn chứ không cho đạp mái.
Luyện cho gà vần hơi (sử dụng gà phu)
Để có một chiến kê có thể lực tốt, nhanh nhẹn thì trong quá trình vần hơi sư kê cần chuẩn bị thêm các dụng cụ hỗ trợ. Các loại dụng cụ bạn có thể lựa chọn bịt mỏ, bịt cựa và móng gà cho cả gà phu và gà chọi.
Bạn có thể dùng dây cột hai con gà lại với nhau để gà chọi không nhảy lên cắn mổ nhau được. Điều này sẽ khiến gà chọi dùng sức để né đẩy đối phương. Độ dài sợi dây khoảng 2 chân của gà khi gà đứng thẳng. Khi vần hơi, bạn nên cho gà tập luyện ở nơi có đất cát hoặc có thảm lót để tránh gà bị thương khi tập luyện.
Vần hơi là phương pháp giúp gà tăng khả năng hô hấp cũng như duy trì hơi thở đều đặn của gà chọi. Đây cũng là cách huấn luyện của nhiều sư kê trong quá trình giúp chiến kê có thể xử lý được những tình huống bất ngờ.
Đây là cách nuôi gà chọi có thể lực tốt được nhiều anh em quan tâm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn phải duy trì huấn luyện gà đều đặn và thường xuyên.
Om bóp, vào nghệ cho gà chọi
Om gà và vào nghệ là 2 công đoạn rất quan trọng sau khi cắt lông. Đây là cách nuôi gà chọi khỏe được nhiều sư kê truyền nhau.
Sau khi đã cắt lông và vào vần, bạn nên om gà luôn. Nước nấu gồm các thành phần chủ đạo như: chè khô, nghệ cái già, ngải cứu già đun sôi sau đó om. Khi om bạn ngấp khăn nhúng vào nồi sau đó vắt kiệt nước rồi vỗ nhẹ vào khắp thân gà từ đầu xuống cổ đến thân và chân.
Đặc biệt lưu ý, nước om phải vừa tay chịu, không lạnh quá cũng không được nóng quá. Bên cạnh đó, trong quá trình om gà, bạn không được ấp khăn lâu và xoa mạnh, sẽ dễ bỏng và teo cơ gà.
Vào nghệ là cách nuôi gà chọi đỏ khỏe được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, nghệ chỉ nên vào cho gà từ 10 tháng trở lên với thể trạng khỏe mạnh bình thường. Hỗn hợp vào nghệ cũng rất đơn giản. Chỉ cần 1 củ nghệ cái tươi già giã nhuyễn cùng vài thìa cafe rượu là được. Sau đó lấy bôi lên khắp cơ thể gà. Lưu ý trừ những vùng có lông, tránh xa mắt, mồm, đầu gối. Sau cùng là phơi gà. Cách này giúp da gà săn chắc, khỏe mạnh, giữ màu da đỏ đẹp.
Lời kết: Với 4 phương pháp luyện tập, chăm sóc để rèn thể lực cho gà chọi này hi vọng bạn áp dụng tốt. Vừa đơn giản lại dễ thực hiện, hiệu quả cực cao thì có gì mà không thử đúng không? Chúc các chiến kê bền bỉ, dẻo dai trên mọi đấu trường. Anh em có thể tham khảo thêm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm về gà tại mục cách nuôi gà đá.