Cách nuôi gà đá cựa sắt dũng mãnh, thiện chiến đơn giản nhất

Cách nuôi gà đá cựa sắt dũng mãnh, thiện chiến đơn giản nhất

Cách nuôi gà đá cựa sắt dũng mãnh, thiện chiến đơn giản nhất. Ngoài việc chọn được giống gà ưng ý, nếu không chọn được cách nuôi gà đá cựa sắt chuẩn để chăm sóc và huấn luyện tốt thì kết quả cuối cùng cũng sẽ nằm lại trên trường kê. Trong bài viết này trang gadathomo sẽ gửi tới các bạn cách nuôi chuẩn nhất qua rất nhiều kinh nghiệm được tổng hợp.

Cách nuôi gà đá cựa sắt
Cách nuôi gà đá cựa sắt

Cách nuôi gà đá cựa sắt tốt

Để có một chiến kê khỏe mạnh chúng ta cần quan tâm hai giai đoạn: vỗ béo và giảm mỡ.

Các thức ăn chính của gà như sau:

Thóc: ngâm thóc khoảng 30 phút trước khi cho gà ăn (nhớ chắt cạn nước). Thóc phải chọn thóc tốt, tròn và chắc hạt. Nhặt kỹ thóc lép, thóc đã nảy mầm, sạn tránh gà ăn phải. Tuyệt đối không ngâm lúa qua đêm, thóc nảy mầm không tốt cho gà chiến.

Rau: Rau xanh là nguồn cung cấp Vitamin K có tác dụng giải độc rất tốt cho gà. Ngoài ra còn có các khoáng chất và nguyên tố vi lượng giúp gà giảm thân nhiệt hiệu quả. Xà lách, giá, rau muống là 3 loại rau dễ kiếm và gà chọi thích ăn.

Mồi: mồi giúp gà bổ sung đam, hồi phục sức nhanh, tăng cơ và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu khác. Các loại mồi điển hình như:

  • Thịt bò: Tăng cơ nhanh.
  • Tép: Bổ sung canxi, chắc xương
  • Sâu: Kích thích gà thay lông, tăng hưng phấn trước khi trận đấu diễn ra.
  • Lươn con: Bổ sung máu.
  • Cá chép con: Mồi này dành cho gà trong giai đoạn giảm cân
  • Dế: Giúp gà giữ nhiệt tốt hơn, có thể dùng trong những ngày rét buốt.

Vỗ béo gà:

Đây là giai đoạn giúp gà tăng cân nhanh, nhanh chóng đạt được khối lượng cơ thể cần thiết để hình thành cơ, mỡ, vóc dáng. Tuyệt đối chỉ nhốt gà trong chuồng không thả và tuân thủ theo thực đơn sau:

  • Thóc: 2 lần/ngày (cho ăn đến khi gà no không ăn nữa)
  • rau: 1 lần/ngày (vừa đủ, không cần quá nhiều)
  • Mồi: 2 ngày/lần, cho ăn cách ngày, Có thể cho gà ăn sâu (30 con) hoặc dế (15 con) hoặc thịt bò (60g)
  • Vitamin B1 và B2: 100mg/ngày
  • Vitamin A, D3 và E: 2 ngày/viên
  • Phariton: 5 ngày/viên

Giảm mỡ gà (quan trọng trong cách nuôi gà đá cựa sắt)

Cũng giống như các vận động viên, sau khi tăng cơ chúng ta sẽ tiến hành giảm mỡ cho gà. Điều này cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới độ nhanh nhẹn của gà chiến. Đồng thời với tỷ trọng cơ lớn hơn đối thủ cùng hạng cân, chiến kê nhìn chung sẽ khỏe hơn (do có nhiều cơ bắp hơn).

Giảm dinh dưỡng và tăng hoạt động là điều cốt yếu của giai đoạn này

  • Quần bộ 2 lần/ngày (mỗi lần 10 phút)
  • Thả cho gà đi lang thang 3 lần/ngày (mỗi lần 20 phút)
  • Thóc: 2 lần/ngày (70 hạt/lần)
  • Rau: giá, xà lách, rau muống,…(cho gà ăn no đến khi không ăn nữa)
  • Mồi: 1 lần/tuần, sâu (10 con) hoặc dế (7 con) hoặc thịt bò (20g)
  • Vitamin B1 và B2: 100mg/ngày
  • Vitamin B6 và B12: 2 ngày/viên, uống cách ngày
  • Vitamin A, D3 và E: 2 ngày/viên, uống cách ngày
Giảm mỡ cho gà đá cựa sắt
Giảm mỡ cho gà đá cựa sắt

Chuồng trại phải vệ sinh thường xuyên

Ngoài vấn đề về dinh dưỡng thì chỗ ở cũng là nơi cần phải thường xuyên kiểm tra.

  • Vệ sinh: Khử trùng, tiêu độc 2 lần/tuần. Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng tránh gà mắc nhiều mầm bệnh.
  • Thiết kế: kín gió ban đêm nhưng phải thoáng khí ban ngày.

Phụ gia

Trong quá trình nuôi gà đá cựa sắt, sẽ có rất nhiều vấn đề anh em gặp phải. Và sau đây là một vài phụ gia thường được dùng.

Rượu: có tác dụng làm ấm cho gà. Ngoài ra anh em có thể dùng rượu để phòng chống muỗi

Tỏi: Hỗ trợ hệ tiêu hóa của gà, giúp gà tránh bị cảm gió. Tỏi thường được bổ sung vào bữa chiều.

Gừng: tác dụng làm ấm. Anh em cũng có thể cho gà uống nước gừng trước khi đi ngủ để gà ngủ sâu hơn, điều này tốt cho quá trình tăng cân.

Trà: chống nấm mốc, vảy bọng. Bôi nước trà đặc lên da gà để tắm sạch cho gà khỏi các bệnh ngoài da.

Lá chanh: dùng khi gà gặp sự cố và anh em không biết phải giải quyết như thế nào.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi nuôi gà chiến. Với các kiến thức cơ bản ở trên, anh em có thể bắt đầu thử nuôi cho mình một chiến kê ưng ý riêng để có thể hòa nhập vào cuộc chơi khi gà đã đủ tầm.

Anh em có thể tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ phương pháp kinh nghiệm về gà đá tại mục cách nuôi gà đá của gadathomo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *