Cách nuôi và chăm sóc gà nòi con nhanh lớn

Cách nuôi và chăm sóc gà nòi con nhanh lớn

Cách nuôi và chăm sóc gà nòi con nhanh lớn. Với những người mới chơi gà chọi, cách nuôi chăm sóc gà nòi con ban đầu sẽ rất khó khăn. Để gà khỏe mạnh, đánh đâu thắng đó thì anh em cần chăm sóc gà rất kĩ. Sau đây, gadathomo sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc giống gà chọi đá nhanh lớn nhé.

Cách nuôi và chăm sóc gà nòi con nhanh lớn
Cách nuôi và chăm sóc gà nòi con nhanh lớn

Gà nòi là gà gì? Hướng dẫn lựa chọn gà nòi con

Gà nòi còn được biết đến là giống gà đá đòn, gà chọi. Nó thuộc nhóm gà trọc đầu. Đây là giống gà bản địa của Việt Nam được nuôi để phục vụ trong các trận đá. Đối với những người mới chơi thì việc tìm hiểu về giống, cách chọn giống phù hợp được cho là yêu cầu đầu tiên khiến gà con nhanh lớn.

Với dòng gà nòi con, anh em khi lựa chọn giống cần lưu ý vài đặc điểm sau:

  • Lựa chọn những con gà khỏe mạnh, không ốm yếu, không dị tật, thân hình cân đối
  • Gà nòi con có bộ lông tơ tơi xốp với bụng thon gọn, gà không bị hở rốn
  • Cặp mắt nhanh nhạy, tinh tường
  • Chân gà cứng cáp, di chuyển chắc chắn, khỏe mạnh

Những có có dấu hiệu như: mắt kém, lưng cong, mỏ vẹo, dị dạng, chân sưng… thì cần phải loại bỏ. Tuy nhiên, một số con có dị tật nhưng lại là “dị tướng tất hữu kỳ tài”. Đó là những chú chiến kê có:

  • Gà chỉ có một mắt, một cửa, hung hãn dữ tợn. Những chú chiến kê này thường đá có đến chết cũng không chạy.
  • Gà có mắt ếch, mắt mèo thường rất gan lì, có chém cũng không chết.
  • Gà có 3 lỗ tai mà lỗ tai thứ 3 bị lông phủ kín thì là gà tài. Để nhìn thấy phần lông này, anh em phải vạch lông ra mới thấy được.

Hướng dẫn phân biệt gà nòi con trống – mái

Để phân biệt gà trống – mái, thông thường có rất nhiều cách. Từ mẹo cho đến xem xét về mặt ngoại hình. Anh em có thể lựa chọn các cách phân biệt này.

  • Cách 1: Anh em có thể lật phần hậu môn của gà lên xem để phân biệt được gà trống – mái. Nếu ở hậu môn của gà có một nốt nổi lên to bằng hạt gạo thì ấy là gà trống. Còn nếu không có nốt hoặc phần hậu môn lõm xuống thì đấy chính là con mái.
  • Cách 2: Nắm nhẹ phần cổ gà nhấc bổng lên. Nếu thấy phần chân gà duỗi thằng thì đấy là gà trống, còn co chân lên thì là gà mái
  • Cách 3: Đặt gà con vào giữa lòng bàn tay. Nếu thấy gà đạp liên tục không dừng thì là gà trống còn quẫy 1 lúc rồi ngừng thì là gà mái.

Ngoài 3 cách này, anh em cũng có thể kiểm tra, phân biệt gà trống mái qua cách kiểm tra lông gà.

Nuôi gà chọi con mau lớn
Nuôi gà chọi con mau lớn

Lưu ý để làm chuồng úm gà con chuẩn

Để chuồng úm gà con chuẩn, anh em cần lưu ý vài điều về độ ẩm, nhiệt độ, thời gian, mật độ chuồng úm.

Cùng với cách làm chuồng gà thông thường, đối với gà con, anh em cần lưu ý đến vài điểm như:

  • Làm lồng úm cho gà với diện tích 2x1x0.5 cho khoảng 100 con gà nòi con
  • Cần trang bị thêm bóng đèn để sưởi ấm cho gà ăn nhiều, mau lớn
  • Sử dụng rèm che, cót vây quanh để tránh chuồng nuôi bị mưa tạt, gió lùa
  • Nếu nhiệt độ trong chuồng vừa phải, gà con sẽ phân bố đều khắp chuồng với khả năng ăn, uống, vận động bình thường.
  • Nếu thấy gà tập trung ở gần bóng đèn, kêu nhiều thì rất có thể chuồng đang bị lạnh. Anh em buộc phải thay thế bóng đèn công suất lớn hoặc bổ sung thêm nhiều bóng đèn.
  • Nếu thấy gà tản xa khu vực đèn sưởi, biểu hiện nháo nhác, há mỏ ra thở thì do nhiệt độ chuồng quá cao, Anh em cần giảm nhiệt độ chuồng úm.
  • Trong 7 ngày đầu gà nở, anh em cần úm gà liên tục 24/24. Trong những ngày tiếp theo, nhiệt độ chuồng úm cần giảm xuống và duy trì ở khoảng 12 giờ/ ngày trong suốt thời kỳ gà sinh trưởng
  • Nên duy trì độ ăm chuồng úm trong khoảng 60 – 75%.
  • Mật độ chuồng úm khoảng 50 con/ m2. Sau đấy thì giảm mật độ con nuôi khi gà lớn để gà có không gian thoải mái di chuyển.

Thức ăn cho gà nòi con

Khi còn nhỏ hoặc mới nở được khoảng 2 giờ, người ta thường cho gà ăn cám công nghiệp. Loại cám này có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết để gà con phát triển khỏe mạnh.

Nếu gà được nuôi khoảng 1.5 tháng tuổi trở ra, anh em có thể cho gà ăn thêm thóc, gạo, cơm, thịt, rau xanh, ếch, lươn, nhái băm nhỏ. Gà càng lớn thì anh em cần giảm dần lượng cám công nghiệp cho gà ăn. Cho đến khi gà tách mẹ hoàn toàn, anh em có thể cho gà sử dụng ăn lúc. Khoảng thời gian cho ăn sáng khoảng 9h và chiều khoảng 4 – 5h.

Khi gà lớn đến trên 6 tháng, anh em phải cho gà ăn thêm chất xơ. Cùng với đó mỗi tuần nên cho gà ăn thịt tươi để bổ sung đạm.

Phòng bệnh cho gà nòi con

Để phòng bệnh hiệu quả cho gà con, trước khi úm gà hay thả gà vào chuồng, anh em cần tiêu trùng, khử độc cho chuồng nuôi. Anh em có thể sử dụng thuốc hoặc vôi bột để khử trùng chuồng trại.

Trong 3 ngày đầu tiên, anh em cần cho gà uống thuốc kháng sinh. Thuốc này có thể phòng các bệnh CRD, Ecoli, viêm rốn và cả thương hàn. Anh em có thể dùng xi lanh cho gà uống hoặc dùng thuốc pha vào nước cho gà uống. Bên cạnh đó, anh em phải bổ sung vitam ADE vào nước cho gà uống để gà có sức khỏe, sức đề kháng tốt hơn.

Lời kết: Với gà nòi con, nuôi và chăm sóc cũng không quá khó khăn như anh em nghĩ đúng không? Hi vọng, qua bài viết, anh em sẽ có thêm kinh nghiệm để nuôi gà nhanh lớn, phát triển khỏe mạnh. Anh em có thể tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm về gà của những sư kê hàng đầu tại mục cách nuôi gà đá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *